Buy Now

Tìm kiếm

Kinh doanh ăn uống có cần quan tâm tới “Văn hóa doanh nghiệp”

  • Chia sẻ cái này:
Kinh doanh ăn uống có cần quan tâm tới “Văn hóa doanh nghiệp”

Điều hành bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng đều có nghĩa là bạn sẽ phải tiếp xúc với các khách hàng hàng ngày. Vì vậy, xây dựng mối quan hệ tích cực với họ yếu tố quyế định thành công của thương hiệu. Và nhân viên của bạn chính là mấu chốt – những người đại diện cho bạn và góp phần tạo dựng nên “tiếng nói của thương hiệu”.

[crp]

Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhân viên của bạn tiếp xúc và làm vui lòng các khách hàng là điều thiết yếu. Nếu văn hóa công ty của bạn càng tốt, nhân viên sẽ làm công việc của họ càng hiệu quả. 

Dưới đây là vài gợi ý về văn hóa công ty sẽ giúp bạn hiểu tại sao điều này lại quan trọng như vậy.

Đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả đào tạo

Bất cứ khi nào có người mới gia nhập vào đội ngũ, các nhân viên kỳ cựu là người sẽ trực tiếp đào tạo, giúp các nhân viên mới hòa nhập, bắt kịp nhịp độ mới và kịp thời hỗ trợ đồng đội mới giúp họ nhanh chóng hòa nhập nhất. Quá trình đào tạo này có thể mất vài tuần, tùy thuộc vào trách nhiệm của từng thành viên. Và không may, nó có thể sẽ khó khăn nếu mối quan hệ giữa bạn và các thành viên không tốt.

kinh doanh an uong
Xây dựng nên “văn hóa doanh nghiệp lành mạnh” giúp nhân viên mới dễ dàng hòa nhập

Điều này đặc biệt hữu ích cho những nơi đề cao tinh thần đội nhóm. Bằng cách duy trì bầu không khí làm việc tích cực và chăm chỉ, các “tân chiến binh” sẽ thích ứng nhanh hơn và bắt đầu quen việc mà không mất quá nhiều thời gian để học những điều cơ bản.

Một nhà hàng/quán ăn với văn hóa làm việc hiệu quả dễ làm hài lòng cả nhân viên cũ lẫn mới. Rõ nhất là ở khía cạnh teamwork, nếu tất cả mọi người có thể truyền đạt các câu hỏi và phối hợp cùng nhau ăn ý, thành viên mới sẽ dễ dàng học hỏi và thực hành hơn, ngay cả thành viên nhiều kinh nghiệm cũng có thể cải thiện được kiến ​​thức hiện tại của họ.

Cải thiện hiểu suất làm việc

Điều này quá đỗi bình thường và dễ hiểu, vì mục đích cuối cùng của việc xây dựng văn hóa công ty là tăng năng suất làm việc tổng thể. Càng nhiều người hoàn công việc đúng hạn và hiệu quả, sẽ kéo theo những người khác cùng tiến bộ và chuyên tâm hơn. Và kết quả là chúng ta có một đội ngũ làm việc hiệu quả.

kinh doanh an uong
Năng suất tăng là điều ai cũng mong muốn

“Hiệu quả” không chỉ đơn giản là một cách nói, mà nó cần rất nhiều công sức để hoàn thành trọn vẹn. Đồng thời, sự gia tăng hiệu quả cũng giảm bớt các rủi ro tiềm ẩn

Những hành động nhỏ như ghi chép lịch làm việc và nhiệm vụ của từng thành viên, xem xét tăng lương ngoài giờ,… cũng sẽ giúp mọi người vui vẻ và có động lực để hoàn thành trách nhiệm. 

Sự hợp tác ăn ý giữa các bộ phận

Khi văn hóa công ty đã được xây dựng, mọi thứ đã vào nề nếp, guồng vận hành cũng lập tức chạy mượt hơn mà không vấp phải sự cố nào, sự hợp tác giữa các đội nhóm cũng sẽ tốt lên. Một “nền văn hóa doanh nghiệp” tốt là “món ăn tinh thần” của tất cả đội ngũ nhân viên, mọi người sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng làm việc và giúp đỡ nhau khi cần.

kinh doanh an uong
Sự hợp tác khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn

Tuyệt vời hơn nữa, nếu bạn – một nhà quản lý giỏi, chứng minh cho các nhân viên của mình thấy rằng: mục tiêu sẽ được hoàn thành dễ dàng hơn bằng sức mạnh của cả đội nhóm. Hãy tích cực tham gia vào các công việc của nhân viên và đừng ngần ngại chia sẻ cùng họ. Hành động của bạn sẽ là “chất keo” gắn kết các thành viên trong nhóm. Không một nhân viên nào trì trệ hay bất mãn khi nhận được sự giúp đỡ và tin tưởng từ chính quản lý của mình.   

Thu nhận được nhiều ý tưởng hay ho

Một trong những lý do quan trọng để một doanh nghiệp hơn hẳn đối thủ là có một người chủ biết lắng nghe. Họ luôn xem xét, cân nhắc ý kiến của các nhân viên, để không bất cứ ai sợ hãi hay xấu hổ vì đề xuất ý tưởng có thể cải thiện hiệu quả công việc. Điều này thực sự có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình nên văn hóa của 1 doanh nghiệp.

kinh doanh an uong
Mỗi sự đóng góp đều đáng trân trọng. Hãy nhớ rằng, nhân viên của bạn là những người dành rất nhiều thời gian cho quán, và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

Từ những ý kiến nho nhỏ như phản hồi về món ăn mới, cách thức để nhà hàng/ quán của bạn tiết kiệm chi phí, cho đến những góp ý quan trọng hơn như về nội thất, quy trình vận hành,… mỗi sự đóng góp đó đều đáng trân trọng. Hãy nhớ rằng, nhân viên của bạn là những người dành rất nhiều thời gian cho quán, và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bạn nên thực sự cân nhắc và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Bên cạnh việc tạo dựng giá trị chung, việc được lắng nghe ý kiến sẽ giúp nhân viên của bạn làm việc chăm chỉ và trung thành hơn.

Khuyến khích nhân viên tích cực học hỏi

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, một trong những lý do khiến bạn tin rằng việc xây dựng một môi trường làm việc năng động, thân thiện là cần thiết: nó giúp nhân viên của bạn không ngừng học hỏi. 

kinh doanh an uong
môi trường làm việc năng động, thân thiện là cần thiết: nó giúp nhân viên của bạn không ngừng học hỏi.

Bằng cách tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, tích cực đề cao thói quen cộng tác, họ sẽ chủ động hơn trong việc học hỏi và nhờ đồng nghiệp hỗ trợ. Đôi khi, họ sẽ sẵn sàng học cả những điều mới mà không liên quan đến nhiệm vụ.

Điều này nghe có vẻ “không – cần – thiết – mấy”, nhưng đặt trường hợp quán của bạn đang thiếu nhân sự, đó chẳng phải là một điều tuyệt vời sao ? Nhân viên của bạn có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiều vị trí, chỉ cần điều chỉnh các thay đổi chút cho phù hợp mà không làm gián đoạn công việc kinh doanh.

Mỗi nhân viên trở thành 1 đại sứ thương hiệu của quán

Khi nhân viên của bạn – những người cộng sự tuyệt vời – được làm việc trong môi trường mơ ước, họ sẽ hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn và giá trị của doanh nghiệp, “văn hóa doanh nghiệp” lúc này sẽ không chỉ là các quy tắc, mà nó trở thành một thoái quen. Một khi có sự kết nối giữa những nhân viên và lý tưởng thương hiệu, họ sẽ truyền đạt điều đó đến với khách hàng một cách tự nhiên và chân thành nhất

Như hiệu ứng Domino, điều này sẽ dẫn theo hàng loạt các hoạt động tích cực khác của nhân viên: họ đón chào các “thượng đế” thật niềm nở, các công việc khác được hoàn thành hiệu quả, năng suất làm việc tăng,…vì họ biết rằng đồng nghiệp sẽ luôn sát cánh cùng họ, quản lý luôn lắng nghe họ.

Vậy, sau tất cả, bạn có nghĩ một nền văn hóa trong doanh nghiệp có quan trọng ?   

Có thể bạn quan tâm:
Buffet - Mô hình kinh doanh “lời không tưởng”
An toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng lời khuyên từ chuyên gia