Trong ngành dịch vụ ăn uống, không phải lúc nào “nhiều hơn” cũng là tốt hơn. Điển hình là nhiều khách hàng hơn và doanh số bán hàng nhiều hơn là tín hiệu tích cực, trong khi thực phẩm lãng phí nhiều hơn thì hoàn toàn không phải là điều tốt. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý tin rằng việc gia tăng lãng phí thực phẩm là một phần tất yếu của việc kinh doanh tăng trưởng, nhưng thực ra nếu có thể giảm hoa phí không cần thiết thì có thể cải thiện lợi nhuận cuối cùng lên rất nhiều. Và mặc dù không có một quy tắc, phương pháp chắc chắn nào để kiểm soát chi phí này nhưng vẫn có một số cách tương đối để các nhà hàng/quán ăn có thể giảm chi phí thực phẩm.
[crp]
Nội dung chính
Toggle1. Luôn theo dõi giá cả thị trường
Để giảm phần lớn chi phí phát sinh không mong muốn, chủ quán nên chủ động theo dõi giá thị trường, xem xét các báo cáo chi phí trong quá khứ để xác định mức giá tối ưu và “hời” nhất cho những mặt hàng này là bao nhiêu. Sau đó, khi giá của những nguyên liệu, thực phẩm này đang tốt nhất thị trường, bạn nên mua số lượng nhiều và tìm cách bán các món này nhiều hơn, bằng cách làm nổi bật nó trên menu hoặc yêu cầu nhân viên gợi ý cho khách hàng để có thể đạt hiệu quả chi phí cao nhất. Còn khi giá tăng cao hơn, hãy giảm đơn đặt hàng của các loại nguyên liệu, giới hạn lựa chọn món ăn có những thực phẩm này hoặc thay thế bằng các nguyên liệu tương tự nhưng có chi phí thấp hơn.
2. Kiểm soát tất cả các chi phí
Việc giảm thiểu rác thải thực phẩm, ngoài việc phân chia khẩu phần thích hợp và luân chuyển nguyên liệu hiệu quả còn là sự đánh giá toàn diện về thiết bị của nhà hàng. Lấy ví dụ về việc quản lý lượng dầu tiêu thụ khi nhiều nhà quản lý thường bỏ qua việc kiểm tra lại lượng đã dùng trong ngày vì công việc khá lộn xộn. Những điều này đã khiến cho lượng dầu được sử dụng quá lãng phí đôi khi phải đổ bỏ đi vào cuối ngày dù vẫn có khả năng sử dụng. Hãy luôn theo dõi để đảm bảo rằng bạn không phải tiêu tốn quá nhiều chi phí chỉ vì thiếu tính toán cẩn thận.
3. Mua nguyên liệu phù hợp
Việc mua thực phẩm phải phù hợp và vừa đủ với công việc và yêu cầu của nhà hàng/quán ăn, tuy nhiên, nhiều nhà quản lý dịch vụ ăn uống lại mua các sản phẩm cao cấp vì muốn nâng cao chất lượng món ăn nhưng đôi khi lại không thực sự phù hợp với công thức và cách chế biến của quán. Chẳng hạn, dù bạn có muốn nâng cao chất lượng với bò Úc hay bò Mỹ nhưng món phở chỉ phù hợp nhất với loại bò từ Việt Nam. Bạn đừng để bản thân bị cuốn vào chất lượng và hình thức của một loại nguyên liệu nào đó mà hãy lựa chọn nguyên liệu phù hợp với nhà hàng/quán ăn và bạn chỉ nên thay đổi khi thực khách phàn nàn hoặc đầu bếp có các đề xuất chứ đừng vì sự chủ quan của bản thân mà tiêu tốn thêm một khoảng chi phí không đáng. Hãy nhớ rằng mua nguyên liệu đúng và đủ nhu cầu sẽ không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí ban đầu mà còn là các chi phí bảo quản hoặc xử lý rác thải khi bị vứt đi.
4. Đừng ngần ngại khi phải đặt hàng với chi tiết đơn hàng khác nhau
Một số lãng phí thực phẩm có thể được giảm bớt đơn giản bằng cách đặt hàng thường xuyên với một đơn hàng chi tiết hơn. Là một quản lý, bạn nên dành thời gian cho việc xem xét toàn diện các báo cáo đặt hàng và sử dụng thực phẩm trước đây để biết được rằng bộ phận nào hay loại nguyên liệu đang lãng phí nhất để từ đó bạn nhận ra được thực phẩm nào nên được đặt hàng với số lượng ít đi hoặc khoảng thời gian giữa những lần đặt hàng nên được kéo dài ra. Và các chủ quán cũng đừng ngại việc bạn phải thay đổi cách đặt hàng hoặc phải đặt hàng với một đơn hàng nhiều chi tiết hơn, ban đầu công việc này có thể hơi tốn thời gian nhưng khi bạn đã quen thì chi phí bạn tiết kiệm được sẽ là đáng kể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm và hợp tác với một nhà cung cấp cho phép nhà hàng/quán ăn của bạn đặt hàng với số lượng ít nhưng thường xuyên hơn vì điều này sẽ giảm lãng phí khi phải “trữ hàng” và bảo quản chỉ vì đối tác bắt buộc bạn phải đặt những đơn hàng số lượng lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự trồng một số loại rau nếu đủ không gian và đáp ứng đủ điều kiện trồng trọt. Điều này sẽ cho phép các nhà hàng giảm đáng kể chi phí sản xuất, tạo sự mới mẻ cho thực đơn cũng như gây ấn tượng với thực khách.
5. Đảm bảo mọi nhân viên đều tham gia giảm thiểu lãng phí
Để cắt giảm lãng phí thành công đòi hỏi sự tham gia của nhân viên trong nhà bếp mà còn của cả nhân viên phục vụ. Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có nhân viên phục vụ chuẩn bị các món ăn đơn giản như salad hoặc món tráng miệng và những nhân viên này có thể cần được đào tạo về phân chia khẩu phần thích hợp để đảm bảo đủ lượng dùng và hạn chế lãng phí thực phẩm. Ngay cả chi phí trang trí cũng có thể “ngốn” một lượng lớn chi phí nguyên liệu được sử dụng quá mức. Thứ hai, nhân viên phục vụ sẽ là những người hỗ trợ đắc lực trong việc giúp nhà bếp giới thiệu những sản phẩm có chi phí thấp nhất vào những thời điểm thích hợp. Bạn cần hướng dẫn nhân viên phục vụ giới thiệu các món nhất định cho khách hàng để giúp bạn bán sản phẩm được nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Nhà hàng/ quán ăn cần làm gì để vượt bão COVID? Làm gì khi doanh thu"Tăng trưởng nóng"