Có thể hiểu, kinh doanh cà phê với biên lợi nhuận thấp không còn xa lạ với nhiều chủ thương hiệu. Thay vì bán một số lượng sản phẩm ít với giá cả cao, chủ thương hiệu sẽ lựa chọn bán giá thấp hơn một chút nhưng bán được số lượng lớn. Đây là hình thức kinh doanh dựa vào số lượng, giảm lợi nhuận trên mỗi đơn vị bán ra nhằm thu hút khách mua hàng. Nghe cũng rất hợp lý đúng không?
Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tồn tại rất nhiều rủi ro như bạn lúc nào cũng phải chạy theo khách hàng, tìm mọi cách cố gắng làm hài lòng họ (nếu không họ sẽ tìm đến với một thương hiệu khác giá rẻ hơn). Vậy làm thế nào để khi lợi nhuận thu về thấp mà quán cà phê vẫn sống khỏe? Hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Nội dung [hiển thị]
1. Tạo lợi thế cạnh tranh về giá
Mục tiêu khi chủ đầu tư thực hiện chính sách này đó là tạo ra một lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc. Với lợi nhuận trên mỗi đơn hàng thấp nhưng đổi lại với lượng khách hàng đông đảo, chủ thương hiệu sẽ thu được lợi nhuận hấp dẫn.
Việc kinh doanh với mức giá thấp không chỉ giúp người mua cảm thấy “hạnh phúc” vì được mua sản phẩm giá rẻ mà vô hình chung khách hàng giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng. Mức giá cạnh tranh luôn đi kèm với sự sáng tạo, ví dụ giá đồ uống thấp hơn 20% nhưng hãy khuyến khích khách hàng mua thêm bánh ngọt ăn kèm với giá niêm yết. Xét cho cùng khách hàng lời 1 thì bạn lời 2.
Tuy nhiên, xét về lâu về dài, khi kinh doanh cà phê giá rẻ như vậy sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vậy nên, chủ đầu tư ngoài lợi thế về giá kể trên, có thể khai thác hai lợi thế khác là về mặt bằng và tập khách hàng sẵn có. Vừa giảm thiểu rủi ro, vừa tăng lợi nhuận cho mình.
Đọc thêm: Muốn kinh doanh F&B thành công, hãy thấu hiểu “pain point” – nỗi đau của khách hàng
2. Tận dụng lợi thế sẵn có
2.1. Bán chéo sản phẩm
Với lợi thế về số lượng khách hàng đông đảo, nhiều chủ thương hiệu tận dụng và quyết định đa dạng sản phẩm khác thay vì chỉ bán đồ uống. Điều này giúp khách hàng mở hầu bao của mình ra nhưng vẫn cảm thấy đáng và hài lòng. Đa dạng hóa sản phẩm bán ra và xem các sản phẩm cơ bản lúc này chỉ như vật dẫn khách hàng. Các sản phẩm đó không mang lại nhiều lợi nhuận nhưng đôi khi lại là điều khiến khách hàng phải lui tới.
Ví dụ như khi bạn bước vào một quán cafe thì họ thường bán kèm thêm điểm tâm sáng hoặc một chiếc bánh ngọt để bạn vừa thưởng thức được vị cà phê, vừa nhâm nhi đồ ăn trong lúc trò chuyện. Hay thường thấy hơn đó là nhiều quán cà phê thường “vô tình” đặt đĩa hướng dương, hạt dưa, hay các món ăn vặt như snack, bò khô,… ngay tại bàn khách hàng. Và đương nhiên, đa số khách hàng sẽ sẵn sàng tiện tay xé ra và sử dụng.
Nhờ chiến lược bán chéo này mà các quán cà phê bán thêm được sản phẩm, do khách hàng chi tiêu thêm về những món ăn kèm dịch vụ họ đã mua. Tuy đơn giản nhưng thu lại lợi nhuận lớn do biên lợi nhuận cao. Bởi vậy, đây cũng là hình thức được áp dụng khá phổ biến.
Đọc thêm: Nhượng quyền kinh doanh hay tự mở quán ăn – đâu là lựa chọn sáng suốt hơn?
2.2. Cho thuê mặt bằng
Một lợi thế khác mà chủ đầu tư có đó chính là mặt bằng. Thời gian thuê mặt bằng kinh doanh thường kéo dài từ 2 đến 5 năm. Nắm bắt tốt điều này, ngoài sử dụng mặt bằng để kinh doanh chủ thương hiệu thường tìm cách cho thuê địa điểm. Mục tiêu nhắm đến là các dịch vụ ăn nhỏ như ăn sáng, ăn vặt.
Đối với một số mảng kinh doanh theo thời gian như ăn sáng. Họ đôi khi không cần phải thuê mặt bằng nguyên ngày tốn kém, việc bạn cho những đơn vị này bán hàng vô hình chung giúp họ giảm bớt gánh nặng mặt bằng, tận dụng được lượng khách hàng của bạn. Hoặc nhiều chủ thương hiệu rất thông minh khi chủ động tìm kiếm một số công ty để trưng bày sản phẩm của họ. Đây là một mối quan hệ cộng sinh tốt khi đôi bên cùng có lợi.
Địa điểm cho thuê nhỏ nhưng giá trị mang lại không nhỏ. Nhiều chủ thương hiệu từng chia sẻ, với việc tạo ra một tập khách hàng như vậy, giá cho thuê đặt bốt cũng tốt do doanh thu người đi thuê sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, lưu ý rằng công việc kinh doanh của các bốt phải không làm ảnh hưởng tiêu cực đến quán hay tập khách hàng của bạn. Đôi khi, mối quan hệ cộng sinh không tốt khi đơn vị bán hàng gây mất mỹ quan hay bán các sản phẩm cạnh tranh với chính bạn. Nếu rơi vào tình trạng đó thì sẽ khiến bạn rất mệt mỏi. Vì vậy để tránh những khó chịu không đáng có, bạn cần phải đưa ra các quy tắc rõ ràng trước khi hợp tác với đơn vị khác.
Khi bạn đã chọn con đường kinh doanh cà phê với biên lợi nhuận thấp. Chúng ta rất khó để đưa ra những chiến lược thu hút khách hàng tốn kém. Và đây chính là thời điểm bạn cần tận dụng những gì sẵn có sẽ mang lại nhiều hiệu quả và đem lại lợi nhuận tốt hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các chủ kinh doanh có thêm kinh nghiệm trong việc kinh doanh quán cà phê của mình. Chúc các bạn thành công!
Bạn hãy tham khảo ngay thêm phần mềm sau đây để công việc quản lý quán cà phê trở nên trơn tru hơn nhé!