Buy Now

Tìm kiếm

Kinh nghiệm bán đồ ăn online – 7 bước để kinh doanh cho người mới bắt đầu

  • Chia sẻ cái này:
Kinh nghiệm bán đồ ăn online – 7 bước để kinh doanh cho người mới bắt đầu

Tin tức mới

Kinh nghiệm bán đồ ăn online – 7 bước để kinh doanh cho người mới bắt đầu

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Bán đồ ăn online hiện là hình thức được rất nhiều người trẻ muốn khởi nghiệp quan tâm. Để tránh khỏi sự “bỡ ngỡ” khi mới bước chân vào kinh doanh online bạn phải trang bị đầy đủ kiến thức để giảm thiểu sai sót, tối ưu chi phí phát sinh khi vận hành. 
Dưới đây là gợi ý 7 bước để “khởi động” cho người mới bắt đầu kinh doanh online, hãy cùng iPOS.vn tham khảo để bổ sung vào note-list ngay nhé!

1. Bán đồ ăn online – Xu hướng tiêu dùng hiện nay

Thói quen tiêu dùng của khách hàng đã dần thay đổi sau dịch Covid-19, các hình thức đặt đồ trên các nền tảng giao hàng và mua đồ mang về đã trở nên quen thuộc. Thị trường này hứa hẹn sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn, có thể đánh giá rằng khách hàng đã được dành 2 năm để “đào tạo” về việc gọi đồ ăn về nhà như thế nào. Họ đã hình thành nên thói quen và dần thấy việc đó là bình thường, không nhất thiết phải ra trực tiếp tại quán để sử dụng dịch vụ khi không cần thiết nhất là trong mùa dịch. 

ban do an online
Kinh doanh đồ ăn online là xu hướng hiện nay
Bán đồ ăn online đã xuất hiện từ lâu nhưng trước đó chỉ được hình thành sơ khai, dịch Covid-19 như 1 đòn bẩy để xu hướng này ngày một phát triển. Khi khách hàng làm quen với hình thức này, chính họ nhận thấy được giá trị của nó và không thể phủ nhận được sự cấp thiết sự của xu hướng này. 
Đây chính là tiền đề cho việc phát triển kinh doanh online. Có thể nhận định rằng, bán đồ ăn/đồ uống online hiện là xu hướng tất yếu, việc thay đổi để thích nghi với tình hình thực tế là “chìa khóa” để kinh doanh F&B thành công. 

Xem thêm: Cách thức Marketing kênh bán hàng online & chăm sóc khách hàng (Phần 1)

2. 7 bước giúp bán đồ ăn online trở nên dễ dàng

Vậy đối với những tân binh mới “chân ướt chân ráo” bước chân vào việc kinh doanh đồ ăn online cần chuẩn bị những gì? 

2.1. Bước 1: Tìm hiểu thị trường

Đối với bất kể ngành nghề nào cũng vậy, trước khi bắt đầu kinh doanh một lĩnh vực nào thì việc xác định nhu cầu thị trường và có những đánh giá chính xác về tình hình thực tại là rất quan trọng. Bởi khi có sự tìm hiểu tức là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nên đây là công đoạn nhằm thăm dò để đánh giá tính khả thi không nên bỏ qua.
Tìm hiểu và phân tích thị trường là 1 quá trình nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng và cơ hội, thách thức khi kinh doanh đồ ăn online. Từ đó nắm bắt được ưu nhược điểm của các đối thủ cùng phân khúc, để đưa ra định hướng phát triển phù hợp nhất cho việc khởi nghiệp của bạn. Ở công đoạn này bạn cần đặt ra các đầu câu hỏi để có những quyết định khi kinh doanh đúng đắn như: 
  • Quy mô thị trường kinh doanh online này ra sao? Tính cạnh tranh thế nào?
  • Nhu cầu khách hàng liệu có dễ thay đổi?
  • Trong tương lai, thị trường này liệu có phát triển?
  • Lợi nhuận mang lại liệu có đáng để đầu tư?
  • Điều gì để tạo ra sự khác biệt khi kinh doanh đồ ăn online?
Tìm hiểu thị trường là bước thăm dò nhằm đánh giá tính khả thi của việc kinh doanh online

Việc phân tích điểm mạnh điểm yếu sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình thực hiện, tránh đi lại vào vết xe đổ của những người bán đồ ăn online trước đó đã thất bại, cập nhật được xu hướng hiện tại để khai thác và áp dụng vào công việc kinh doanh. 

Xem thêm: “Lối ra” cho ngành F&B hậu COVID-19 – Thách thức tạo sức bật

2.2. Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Bước tiếp theo, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu trong việc kinh doanh online, đối tượng của bạn hướng tới là học sinh, sinh viên, dân văn phòng hay gia đình,… Khách hàng chính là yếu tố duy trì sự sống còn cho mọi hoạt động kinh doanh, vì thế việc thấu hiểu được khách hàng và làm hài lòng họ là vấn đề cần thiết. 

Nếu không xác định được đối tượng mà sản phẩm của bạn hướng tới rất dễ sa vào việc kinh doanh bị tràn lan, không hiệu quả. Bạn sẽ bị “vùng vẫy” trong một đại dương với rất nhiều đối thủ, khó kiểm soát được mức độ quan tâm và thị hiếu của khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp nhất.

Ví dụ khi bạn muốn kinh doanh đồ ăn vặt thì đối tượng hướng tới chủ yếu sẽ là học sinh, sinh viên, độ tuổi này sẽ ưa chuộng những món đồ ăn vặt và họ sẽ có nhu cầu cao hơn.

Mặt khác, nếu bạn lựa chọn mặt hàng bán sushi thì đối tượng mục tiêu hướng đến sẽ là người đã đi làm hoặc gia đình, vì đồ ăn này có mức giá cao hơn do đó đối tượng mua hàng cũng sẽ thay đổi. Với đối tượng trên, họ sẽ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua sản phẩm của bạn, nếu giá trị tương xứng với số tiền họ bỏ ra. 

2.3. Bước 3: Nghiên cứu sản phẩm kinh doanh

Sau khi đã xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu, tiếp đến bạn sẽ cần nghiên cứu về đồ ăn/thức uống bạn muốn phát triển kinh doanh và tìm được nguồn hàng/nguyên liệu dựa trên kinh tế bạn có. 

Lựa chọn mặt hàng phù hợp rất quan trọng, điều này ảnh hưởng tới cả quá trình bán hàng của bạn, quyết định mức doanh thu mà bạn đạt được. Từ những khảo sát trong quá trình tìm hiểu thị trường giúp bạn đưa ra những nhận định chính xác, bạn có thể:

  • Bán đồ ăn thức uống mà bạn am hiểu
  • Bán đồ ăn theo trào lưu, hot trend
  • Lựa chọn đồ ăn thức uống thông dụng, dễ bán
  • Bán đồ ăn thức uống độc quyền

Tiếp đến, bạn cần lên 1 thực đơn hấp dẫn, phong phú và đừng quên lựa chọn 1 món sản phẩm chủ lực cho menu của mình, bởi đó mới chính là “vũ khí” để cạnh tranh với các đối thủ khác. 

Quan trọng không kém, là khâu tìm nguồn hàng và nguyên liệu để chuẩn bị. Bạn nên đặt ra các tiêu chí để đánh giá về nguồn hàng/nguyên liệu như: Đáp ứng chi phí – hợp vệ sinh – đảm bảo – có nguồn gốc xuất xứ,… 

2.4. Bước 4: Xây dựng hình ảnh, viết bài quảng cáo

Kế tiếp, bạn cần đầu tư chăm chút vào hình ảnh của đồ ăn/thức uống mà mình kinh doanh để thể hiện được sự chuyên nghiệp và bài bản. Hiện nay, khách hàng đánh giá rất cao những quán ngoài chất lượng đồ ăn đảm bảo còn có hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn, kèm ghi chú miêu tả đồ ăn. 

Hình ảnh và bài viết là yếu tố ảnh hưởng tới việc quyết định mua hàng của khách hàng

Đây là yếu tố giúp ghi điểm với khách hàng và tạo nên “điểm chạm” tới họ khi kinh doanh “không tiếp xúc”. Việc đầu tư vào chất lượng hình ảnh sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn. Bạn cần lựa chọn concept phù hợp với đồ ăn/thức uống, không cần quá cầu kỳ nhưng mọi sản phẩm trong thực đơn nên được đồng bộ, để tránh sự lạc quẻ thiếu chuyên nghiệp. Thông qua bức ảnh có thể truyền tải được nội dung đến khách hàng 1 cách rõ ràng nhất, tức là về bố cục, màu sắc và chất lượng hình ảnh. 

Bằng chứng là 1 số quán mới mở ra chưa có kinh nghiệm trong việc này, họ thiết kế menu với hình ảnh món ăn với tính chất cho có, hoặc những bức hình tạm bợ dẫn tới việc khách hàng chỉ dừng lại ở mức độ “lướt qua” và không bao giờ có ý định đặt hàng. 

Bên cạnh xây dựng hình ảnh cho quán bạn cũng cần chú ý viết bài quảng cáo thật ấn tượng, yếu tố cần có là thông điệp và nội dung dễ hiểu. Sự kết hợp hình ảnh và bài viết là yếu tố ảnh hưởng tới việc quyết định mua hàng của khách hàng, chính vì thế hãy đặt vị trí của bạn là người mua để “sáng tạo” nên nội dung có tâm nhất giúp tiếp cận được khách hàng hiệu quả. 

2.5. Bước 5: Quảng cáo, tiếp cận khách hàng 

Ưu điểm của kinh doanh đồ ăn online là khả năng tiếp cận khách hàng không giới hạn, việc đầu tư vào quảng cáo sẽ giúp khách hàng biết đến quán của bạn nhiều hơn. Sử dụng hiệu quả giải pháp này sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách từ khách hàng tới quán ăn của bạn. 

Tùy vào khả năng tài chính sẽ có những chiến lược marketing khác nhau, nếu ban đầu nguồn vốn của bạn chưa có nhiều, bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí và tự làm marketing cho đồ ăn/thức uống của mình. 

Tuy nhiên với các công cụ cần trả phí sẽ hỗ trợ tối đa nhất việc tiếp cận khách và tạo ra đơn hàng. Lưu ý bạn cần đặt ra 1 kế hoạch quảng cáo cụ thể và khoa học để tránh việc “đầu tư quá tay” vào bước này. 

2.6. Bước 6: Lựa chọn các kênh bán hàng

Hiện nay có 3 kênh bán hàng online phổ biến mà bạn nên áp dụng là tiếp nhận đơn hàng qua hotline, inbox của Facebook và qua website.

  • Qua Hotline: 

Đây là cách thức thông dụng và đơn giản nhất khi bạn bắt đầu việc bán hàng online. Trên bài viết quảng cáo quán, bạn hãy đặt thông tin liên hệ 1 cách rõ ràng để khách hàng có thể nhìn thấy số liên hệ của quán ngay lập tức, không mất thời gian để tìm kiếm. 

Bạn có thể đặt số hotline ở vị trí banner đầu trang, ngay trên ảnh quảng cáo, hoặc thông tin được hiển thị ở mọi bài viết để bất cứ khi nào khách cần đều có thể tìm kiếm dễ dàng. 

Lưu ý với hình thức này bạn cần luôn sẵn sàng có người trực máy để không bỏ sót đơn hàng, nên sử dụng các thiết bị trực tổng đài có hiển thị số điện thoại của khách lưu lại được thông tin cuộc gọi, báo cuộc gọi nhỡ,… Điều này hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc khách hàng sau bán và quản lý thông tin khách hàng.

Ngoài ra thông qua kênh bán hàng này khách có thể phản hồi thông tin và góp ý hoặc có những thắc mắc về món ăn do đó bạn cũng cần luôn có mặt khi khách cần, nhằm giải đáp và hỗ trợ khách kịp thời, tạo thiện cảm với khách.

  • Qua Inbox Facebook 

Để triển khai hình thức này bạn cần tạo lập trang Fanpage trên Facebook và cập nhật mọi thông tin cần thiết, để khách hàng biết bạn bán gì và có đúng nhu cầu của khách? 

Fanpage này chính là “bộ mặt” thương hiệu, do đó bạn cần gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng để đốt cháy quá trình điều hướng họ tới giai đoạn “chốt đơn”.

Đây cũng là cách thức mà nhiều người kinh doanh đang lựa chọn sử dụng nhất, tương tự như trên bạn cũng cần có nhân viên trực inbox để đảm bảo khách được giải đáp thắc mắc, tư vấn 1 cách khéo léo và nhanh nhất. 

Lưu ý trong những khung giờ cao điểm rất dễ xảy ra tình trạng quá tải tin nhắn, bạn cần phân chia ca trực page hợp lý nếu không muốn bỏ sót bất kỳ đơn hàng nào. Bạn nên bổ sung nhân viên trực page khi cần thiết để đáp ứng việc trả lời tin nhắn của khách càng sớm càng tốt, vì việc này ảnh hưởng tới việc đánh giá của khách về chất lượng phục vụ và thái độ làm việc của quán.

  • Qua Web Order

Nền tảng Web Order hiện nay không còn xa lạ với nhiều người khi kinh doanh online nhờ sở hữu những ưu điểm và tính năng vượt trội so với các kênh bán hàng khác. Quy trình vận hành Web Order hoàn toàn khép kín ngay trên thiết bị của khách hàng. Bạn sẽ không phải lăn tăn về vấn đề chia hoa hồng cho bên thứ 3, đặc biệt quán chỉ cần trả một mức phí cố định khi bắt đầu triển khai. 

Thấu hiểu được điều này đã có nhiều đơn vị phát triển và cung cấp những giải pháp tương tự để đáp ứng nhu cầu trên, bằng việc xây dựng kênh bán hàng trên nền tảng website, tiết kiệm chi phí nhất cho chủ kinh doanh. 

Một trong những giải pháp có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu này của công ty iPOS.vn là công cụ IPOS WebOrder – Giải pháp tạo kênh bán hàng trên nền tảng web ngay trên phần mềm FABi. Là công cụ đắc lực giúp người bán dễ dàng thiết lập 1 website có tính năng đặt hàng trực tuyến, đặc biệt hơn giải pháp này hoàn toàn miễn phí. 

IPOS WebOrder – Giải pháp tạo kênh bán hàng trên nền tảng website

Trên công cụ này, bạn có thể cập nhật menu đơn giản do đơn vị đã setup menu có sẵn trên phần mềm thay vì tạo thủ công, mất thời gian. Giải pháp này đáp ứng hoàn toàn quy trình kinh doanh bán lẻ từ khâu quản lý đơn hàng, đặt hàng và giao hàng đồng bộ cả online lẫn offline. 

Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần dẫn 1 đường link và QR code trên fanpage của quán hoặc gửi trực tiếp cho khách hàng, khi họ click trên link sẽ có thể gọi món ngay lập tức. Với giao diện chuyên nghiệp, trực quan và thân thiện với người dùng, bạn sẽ không phải lo lắng khi thao tác sử dụng vì các bước thiết lập đều được hướng dẫn cụ thể ngay trên phần mềm. 

Để tìm hiểu thêm về iPOS WebOrder, Quý khách vui lòng truy cập Tại đây.

2.7. Bước 7: Đánh giá hiệu quả

Đây là bước cuối cùng giúp bạn nhìn nhận, đánh giá 1 cách khách quan và chân thực nhất về hiệu quả của việc kinh doanh. Bạn cần theo dõi và đo lường kết quả đối với từng bước và công đoạn triển khai, để xem quy trình có xảy ra sai sót ở bước nào không, điểm mạnh của việc kinh doanh của bạn là gì. Từ đó có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong việc vận hành.

Bạn có thể thực hiện các khảo sát đối với khách hàng hoặc nhân sự để có những đóng góp nhằm cải thiện chất lượng phục vụ tốt hơn. Điều này là tiền đề giúp việc kinh doanh của bạn thuận lợi và ngày một phát triển hơn trong tương lai.

3. Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện các bước bán hàng online hiệu quả dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng rằng qua đây, sẽ giúp cho các bạn có được những thông tin hữu ích để việc kinh doanh online sẽ “thuận buồm xuôi gió” và gặt hái thật nhiều thành công!

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành kinh doanh trơn tru hơn nhé!

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Phần mềm kế toán iPOS Accounting

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất